Ngay từ đầu năm 2007, ủy ban Olympic Việt Nam đã mời
các chuyên gia tư vấn của ủy ban Olympic Châu Á (OCA) hỗ trợ lên đề án,
triển khai và giám sát cho công tác tổ chức sự kiện quy mô quốc tế gồm
22 môn thi đấu này. Từ 23 – 25/3/2009 ban tổ chức AIG 3 Việt Nam đã
tiến hành họp phản biện các phương án tổ chức AIG 3 tổng quan với các
chuyên gia OCA.
NÉ "LÔ CỐT"
AIG
3 là sự kiện thể thao quốc tế do Việt Nam đăng cai tổ chức với qui mô
không hề thua kém SEA Games 22. Ban tổ chức AIG 3 tại TP.HCM cũng đã
công bố thành lập các tiểu ban để phụ trách các mảng công tác phục vụ
AIG 3. Thành Đoàn TP.HCM vẫn sẽ phụ trách việc tuyển chọn tình nguyện
viên cho AIG 3. Đặc biệt, TP.HCM sẽ đảm bảo giao thông thông suốt -
nhất là tại các khu vực có "lô cốt" trong thời gian AIG 3 diễn ra. | |
Công tác tổ chức eSports tại AIG 3 được chia thành 2
mảng chính gồm: điều lệ thi đấu và hệ thống CNTT phục vụ công tác tổ
chức. Với mỗi mảng này đều có các nhóm triển khai và chịu trách nhiệm
độc lập. Sau khi nhận được góp ý từ OCA về công tác tổ chức, VIRESA
cũng đồng thời tiến hành tiếp các buổi làm việc về báo cáo, phản biện
cho hai mảng này trong hai ngày 1/4/2009 và 3/4/2009.
Thống nhất điều lệ thi đấu
VIRESA đã báo cáo các nội dung liên quan đến luật lệ
thi đấu được biên soạn dựa trên mô hình chuẩn của thi đấu thể thao điện
tử tại AIG 2 tại Macau, Trung Quốc và điều lệ thi đấu eSports mới cập
nhật của 6 bộ môn từ một giải thi đấu eSPorts quốc tế gần đây như:
World Cyber Games 2008, ESL... VIRESA đã xem xét các yếu tố tổ chức như
phiên bản thi đấu, bản đồ, luật phân xử và phân định thắng thua, các
phần mềm cho phép sử dụng và quy định về thi đấu cho từng bộ môn. Tham
dự buổi họp, ngoài đại diện các đơn vị tham dự còn có mặt một số game
thủ "gạo cội" của các bộ môn eSports. VIRESA đã ghi nhận được các ý
kiến đóng góp thực tế, cập nhật có giá trị. Buổi làm việc đã thống nhất
được về phiên bản luật và điều lệ thi đấu chính thức để chuyển tới các
bộ phận khác làm việc.
Một phương án bố trí nhà thi đấu ĐHBK Hà Nội
Quan tâm đến hệ thống CNTT cho AIG 3
Ông Phan Viết Hoàn, thành viên VIRESA cho biết:
"Khác với thi đấu thể thao điện tử phong trào, tại các sự kiện thi đấu
thể thao quốc tế hệ thống CNTT là công tác được quan tâm và đầu tư lớn
nhằm tạo ra môi trường thi đấu chuyên nghiệp theo chuẩn chung của thi
đấu thể thao thành tích cao quốc tế. Bộ môn eSports sẽ có 3 mục lớn
trong hệ thống CNTT gồm: website, hệ thống hiển thị thành tích thi đấu,
hệ thống quản lý kết quả thi đấu. Điểm khó của đề án này là cả 3 hệ
thống kia cần phải được kết nối tự động với nhau chặt chẽ cùng các
phương án dự phòng rủi ro". Ngoài các thành viên VIRESA, game thủ,
còn có chuyên gia về hệ thống CNTT đến từ các công ty công nghệ như
VDC, CSE... tham gia đóng góp ý kiến. Nhiều ý kiến xây dựng quan tâm
đặc biệt đến mảng quản lý rủi ro và phương án dự phòng nhằm hạn chế tối
đa các nguy cơ có thể xảy ra trong quá trình tổ chức một sự kiện mang
tầm vóc quốc tế như AIG 3.
CHỌN TUYỂN THỦ QUỐC GIA CÓ TRÌNH ĐỘ VÀ VĂN HÓA
Bên
cạnh việc tham dự các buổi họp về xây dựng và triển khai công tác tổ
chức eSports tại AIG 3 sắp tới, TGVT-Thế Giới Game đã phỏng vấn GS.TS
Dương Nghiệp Chí - tổng thư ký VIRESA - về kế hoạch tổ chức sắp tới của
bộ môn eSports, đặc biệt về kế hoạch thành lập đội tuyển quốc gia và
tập huấn.
VIRESA vui lòng cho biết lý do
chủ yếu vì sao eSports chỉ được tổ chức ở HN mà không được tổ chức tại
các tỉnh thành khác như TPHCM, Đà Nẵng, Cần Thơ?
Việc
chọn lựa địa điểm thi đấu dành cho từng bộ môn của sự kiện AIG 3 là do
BTC AIG Việt Nam (VAIGOC) quyết định dựa trên đặc thù chủ quan, khách
quan. VAIGOC sẽ tiến hành làm việc với các địa phương riêng về địa điểm
thi đấu, VIRESA chỉ đứng ở vai trò đưa ra các nội dung và đề nghị
chung. Còn việc tại sao chọn lựa nhà thi đấu ĐH Bách Khoa Hà Nội, theo
tôi một phần là do đã từng có các cuộc thi đấu eSports trước diễn ra
tại đây như: EGT, WCG. Đây là địa điểm trung tâm, cơ sở vật chất thuận
lợi và hơn nữa qua sự kiện này cũng góp phần thúc đẩy phong trào
eSports trong tầng lớp sinh viên.
Bộ phận nào của VIRESA được chỉ định phụ trách tuyển mộ và đào tạo các cầu thủ đội tuyển eSports VN?
Vấn
đề thi đấu tuyển chọn đội hình dự AIG 3, VIRESA đã ủy nhiệm cho VTC
Online đảm trách. Theo tôi biết thì cuối tháng 4, đầu tháng 5 sẽ có
giải đấu mang tính toàn quốc tổ chức tại Hà Nội và TP.HCM. VCK thì đang
tính địa điểm, sau đó sẽ chọn những gương mặt hoặc đội hình xuất sắc
nhất cho đội.
Tuyển thủ của các môn sẽ được gọi vào đội theo tiêu chí nào?
Hiện
tôi đang chờ đề án tổ chức thi đấu tuyển chọn của VTC Online đề xuất.
Tuy nhiên, chắc chắn đề án phải đáp ứng được tiêu chí chọn đúng vận
động viên (VĐV) có trình độ thi đấu và văn hóa tốt xứng đáng đại diện
cho quốc gia tham gia thi đấu.
VIRESA đã có kế hoạch tập huấn cho các đội tuyển eSports quốc gia chưa?
Dự
kiến toàn bộ đội tuyển tính cả đội hình chính và dự bị sẽ gồm khoảng 20
- 22 VĐV. Do là lần đầu thành lập ĐTQG một cách chính thống để dự một
sân chơi lớn cấp châu lục, nên khâu chuẩn bị phải được tính toán kỹ
lưỡng. Hơn nữa, để các VĐV yên tâm tập huấn dài ngày, Hội sẽ có công
văn gửi Sở TDTT các tỉnh, thành, công ty, trường học, gia đình, và có
những quyền lợi, chế độ đãi ngộ xứng đáng.
VIRESA có ký kết
một văn bản hợp tác với KeSPA (Hội Thể Thao Điện Tử Hàn Quốc) về trao
đổi và giúp đỡ phát triển phong trào eSports. Tuy nhiên, do chúng ta
lên kế hoạch muộn nên việc gửi VĐV thuộc tuyển quốc gia đi tập huấn tại
Hàn Quốc khó có khả năng thực hiện được. Thay vào đó, nhiều khả năng
phía bạn sẽ cử chuyên gia sang Việt Nam hướng dẫn tập luyện và đào tạo
các trọng tài điều hành tại AIG 3. |